Tư vấn lựa chọn cân ô tô
Thế kỉ 21 thế kỉ của công nghệ thông tin, thế kỉ công nghệ điện tử. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại của việt nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Nhằm tránh thất thoát, quản lí hàng hóa mua bán trong việc kinh doanh những sản phẩm công – nông – nghiệp như , sắt thép, gỗ, ván dăm, hóa chất, xi măng, nguyên liệu sản xuất…Chính vì vậy cân ô tô điện tử của công ty chúng tôi. Là sự lựa chọn hàng đầu để phục vụ nhu cầu cân hàng hóa của quý doanh nghiệp.
Cân ô tô điện tử được Công Ty CP Thiết Bị Đo Lường Tân Phát sản xuất, nghiên cứu, lắp đặt. Được quản lí hoàn toàn bằng phần mềm cân ô tô chuyên biệt, quý khách hàng cũng có nhiều lựa chọn hơn cho trạm cân điện tử của mình như : Barie, hệ thống thẻ từ, camera quan sát, camera giám sát chụp hình xe ô tô, quản lí thông qua môi trường máy tính kết nối internet từ xa, cũng như thông qua điện thoại di động.
Tập thể cán bộ nhân viên công ty Tân Phát xin giới thiệu, tư vấn cho quý công ty, các đơn vị đang có như cầu lắp đặt trạm cân, nâng cấp, thay thế thiết bị, một số tiêu chí lựa chọn, thiết bị, cân điện tử ô tô như sau:
Cân ô tô là một hệ thống được cấu thành từ 3 loại thiết bị chính bao gồm :
- Kết cấu xây dựng ( Bao gồm sắt thép, xi măng, gạch... để làm thành móng cân ).
- Phần mặt bàn cân được làm bằng thép, hoặc bê tông cốt thép.
- Thiết bị điện cho trạm cân ( bao gồm: Cảm biến lực, hộp cộng tín hiệu,đầu hiển thị, bảng led, và thiết bị phụ trợ khác ).
Được chia làm 3 kiểu, cân ô tô kiểu nổi (Pitless Type), cân ô tô kiểu chìm (Pit Type) , cân ô tô kiểu nửa nổi nửa chìm (Semi Pit Type).
Ưu nhược điểm của 3 loại cân trên :
+ trạm cân điện tử lắp kiểu nổi (Pitless Type).
Bàn cân cao hơn mặt đường từ 30cm đến 40 cm.
-
Dễ dàng thuận tiện trong việc vệ sinh, lắp đặt, thay thế, bảo trì thiết bị trạm cân.
-
Các cảm biến lực ( Loadcell ) và bàn cân nằm hoàn toàn trên mặt đất nên không bị ngập nước ( thoát nước tốt nhất ).
-
Giảm thiểu tối đa sự tác động của môi trường như: độ ẩm, các loại côn trùng phá hoại trạm cân....
-
Thích hợp cho những nơi có diện tích rộng ( do có 2 đầu dốc lên xuống).
-
Chiếm nhiều diện tích để xe ra/ vào cân.
-
Tính thẩm mỹ kém hơn cân chìm hoặc nửa nổi nửa chìm.
+ Cân ô tô điện tử lắp kiểu chìm
Ưu nhược điểm của cân ô tô điện tử lắp kiểu chìm (Pit Type).
Sàn cân ô tô bằng mặt đường hay cao hơn mặt đường từ 1 đến 5 cm tùy thuộc vào nhu cầu cũng như bài toán kết hợp thẩm mỹ đề ra
-
Không tốn diện tích, mặt bằng tổng thể có mỹ quan đẹp ( mặt bàn cân bằng mặt đường ).
-
Thích hợp cho các vị trí đặt cân có dện tích nhỏ hẹp.
-
Không tối ưu được tuổi thọ như cân ô tô lắp kiểu nổi.
-
Không thuận tiện trong việc vệ sinh, bảo trì.
-
Dễ bị các loại động vật làm tổ và phá hoại dưới hầm cân.
-
Thoát nước kém do có hố thao tác cân ( hầm cân ).
+ Sàn cân xe tải cao hơn mặt đường từ 10 cm đến 25 cm tạo được độ thẩm mỹ cao nhất cho cân điện tử.
-
Cân được tích hợp giữa hai kiểu cân chìm và cân nổi, tạo nên sự thẩm mỹ tốt nhất cho bàn cân.
-
Chiếm diện tích vừa phải tiết kiệm được 2 đầu dốc lên xuống cho xe ra vào thuận tiện hơn.
-
Khó hiệu chỉnh, bảo trì, lắp đặt.
-
Ít chịu được sự tác động của môi trường hơn cân nổi.
-
Thoát nước kém do 1 phần bàn cân điện tử nằm âm xuống mặt đất.
Lựa chọn : Cân điện tử lắp kiểu nổi thường được các đơn vị và công ty hàng lựa chọn nhiều nhất khi trọn lắp đặt 1 trạm cân điện tử. Vì những Ưu điểm nổi bật hơn cả của loại cân điện tử lắp nổi mà cân điện tử loại chìm hoặc nửa nổi nửa chìm không thể có được như: dễ dàng khi vệ sinh, bảo trì trạm cân và bàn cân cũng như thiết bị nằm nổi hoàn toàn nên sẽ giúp cho thiết bị trạm cân có được tuổi thọ cao nhất và cũng tránh được sự tác động của môi trường nhất. Ngược lại cân ô tô loại chìm và kiểu cân nửa chìm lại được các khách hàng có nhà xưởng chật, hẹp lựa chọn.
3. Tiêu chí khi lựa chọn cân ô tô.
Quan trọng nhất khi lựa chọn cân ô tô là : chất lượng của thiết bị trạm cân, tuổi thọ của cân ô tô, độ ổn định khi hoạt động và hiệu quả kinh tế khi đầu tư cân xe ô tô.
Lựa chọn mức tải trọng của cân ( mức max ):
Để lựa chọn tải trọng của trạm cân mà đơn vị, công ty muốn lắp đặt phải phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như những dự định phát triển tương lai cho nhu cầu phát triển của quý công ty.
Ví dụ: + Cân những xe 2 chân thì thường lắp loại 20 tấn đến 40 tấn.
+ Cân xe container thường làm cân từ 80 tấn trở lên.
Kích thước của bàn cân:
Kích thước của bàn cân chiều ngang thường là 3m chiều dài bàn cân, chiều dài bàn cân 5m, 6m, 8m , 10m, 12m, 14m, 16, 18m, 20m... Hoặc Tân Phát thiết kế sản xuất bàn cân theo nhu cầu thực tế của quý khách hàng.
Ví dụ: Cùng một tải trọng cân là 100 tấn
+ Những xe chở khoáng sản, quặng sắt lắp bàn cân với chiều dài 12m.
+ Với xe container thì lắp cầu cân điện tử với chiều dài là 18m.
Lựa chọn bước nhảy của cân ô tô ( độ chính xác của cân ).
Cân ôtô là phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định được ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/ 7/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ .
Sai số cho phép khi kiểm định:
0 < mức tải trên cân < 500e Sai số cho phép ± 1e
500e < mức tải trên cân < 2000e Sai số cho phép ± 2e
2000e < mức tải trên cân < 10000e Sai số cho phép ± 3e.
e = d: Phân độ của cân hay bước nhảy trên bộ chỉ thị.
Vd: Cân ôtô 60 tấn có bước nhảy 10kg
0 < mức tải trên cân < 5.000kg Sai số cho phép ± 10
5.000kg < mức tải trên cân < 20.000kg Sai số cho phép ± 20
20.000kg < mức tải trên cân < 60.000kg Sai số cho phép ± 30.
Vd: Cân ôtô 60 tấn có bước nhảy 20kg
0 < mức tải trên cân < 10.000kg Sai số cho phép ± 20
10.000kg < mức tải trên cân < 40.000kg Sai số cho phép ± 40
40.000kg < mức tải trên cân < 60.000kg Sai số cho phép ± 60.
Qua hai ví dụ dễ dàng nhận thấy can dien tu có bước nhảy (phân độ chia) càng nhỏ, độ chính xác càng cao. Tại cùng một mức tải thì cân có bước nhảy 20kg có sai số cho phép lớn hơn gấp 2 lần của cân có bước nhảy 10kg.
Độ phân giải có giá trị 10kg, 20kg hay 50kg của cân phụ thuộc vào:
- Độ chính xác của các Cảm biến lực (Loadcell) và Bộ chỉ thị (Indicator)
- Độ cứng vững của mặt bàn cân (phù hợp với kích thước bàn cân)
Hệ thống móng cân: Về hệ thống móng chịu lực của cân cũng là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của cân. Nếu các trụ chịu lực chính có hiện tượng sụt lún không đồng đều sẽ làm cho cân bị bấp bênh, không sử dụng được.
Lựa chọn khung bàn cân:
Khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự cứng vững và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành và phần lớn được sản xuất tại Việt Nam. Tùy thuộc vào năng lực của nhà sản xuất cũng như nhu cầu của khách hàng mà thị trường có nhiều loại kết cấu như:
-
Loại kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C, tổ hợp chữ I, H.
-
Loại kết cấu bằng thép I đúc, U đúc, H đúc.
-
Loại kết cấu bê tông sắt theo I, U, C đúc hoặc tổ hợp.
Kết cấu nặng nhẹ của bản cân (tức tự trọng của bàn cân không bao gồm thiết bị điện tử ) phụ thuộc vào yêu cầu của khách và khả năng thiết kế sản xuất của nhà cung cấp. Đặc biệt là nhận thức của nhà cung cấp, không nhất thiết là nhiều tiền sẽ cho sản phẩm tốt được. Nếu thiết kế không phù hợp sản phẩm sẽ tốn kém giá thành đầu tư mà cho giá thành không cao.
Do vậy tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng: kết cấu tối ưu nhất sẽ được đưa ra cho khách hàng khi đơn vị cung cấp có kinh nghiệm và khả năng trong tính toán sản phẩm sẽ cân, loại xe cân, tải trọng cục bộ, dàn trải mà thiết kế và thi công .
Lựa chọn thiết bị điện tử bàn cân ô tô
Cảm biến lực (Loadcell): Độ chính xác hay quan trọng nhất là độ không tuyến tính của các cảm biến (Non linerity). Để đạt độ phân giải của cân là 10kg thì các cảm biến lực phải có độ không tuyến tính £ 0.01%.
Giá tiền của các cảm biến tải có độ không tuyến tính £ 0.01%. thường cao gấp 2 - 3 lần so với giá tiền của các cảm biến tải có độ không tuyến tính 0.02% - 0.03%.
Dùng các bộ cảm biến tải có độ tuyến tính 0.03% hay lớn hơn thì độ phân giải của cân không thể đạt 10kg mà phải đặt 20kg hay 50kg.
Loadcell trụ (Rocker Pin): kích thước gọn, khối lượng nhẹ, dễ lắp đặt . Tuy nhiên, độ chính xác của loại loadcell này phụ thuộc rất lớn vào độ nghiêng (độ lệch tâm) của loadcell và phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Trình độ của nhân viên căn chỉnh, lắp đặt.
- Sự co giãn của bàn cân dưới sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn đến độ nghiêng của loadcell.
- Độ võng của bàn cân dưới tác dụng của tải trọng lớn cũng có thể gây ra nghiêng loadcell.
Loadcell trụ
Loadcell uốn kép (Double End Sheer Beam): Khắc phục được các nhược điểm của 2 loại loadcell trên: kích thước gọn, khối lượng nhẹ, dễ lắp đặt; độ chính xác ít bị ảnh hưởng bởi độ lệch tâm (vấn đề mà loadcell trụ chưa khắc phục được) do cấu tạo đặc biệt của chúng: thứ nhất, do có bi thép tự lựa nên lực tác dụng xuống loadcell luôn thẳng đứng; thứ hai, loadcell này cấu tạo tương đương 2 loadcell uốn đơn ghép lại nên khi bị lệch tâm, tín hiệu loadcell luôn ổn định do có sự bù trừ qua lại giữa tín hiệu hai loadcell đơn. Do đó nên chọn Loadcell uốn kép (Double End Sheer Beam).
Loadcell uốn kép ( cầu bi ).
Lựa chọn bộ cộng tín hiệu:
Bộ cộng tín hiệu bằng Inox đảm bảo nhất trong môi trường làm việc, chống nước, chống bụi tốt nhất.
Lựa chọn bộ chỉ thị (Indicator):có độ phân giải trong càng lớn thì cân càng chính xác
Hiện nay, hầu hết các loại đầu cân đều đáp ứng được tiêu chuẩn cân cấp III. Vấn đề là khách hàng sử dụng cần biết những ứng dụng mở rộng nào của đầu cân là cần thiết cho nhu cầu sử dụng của mình, chẳng hạn như: có giao tiếp máy tính hay không, có cần máy in gắn sẵn hay không, giao tiếp thiết bị ngoại vi, dùng pin sạc hay dùng điện, có cần giao tiếp không dây hay không … Để có thể chọn được bộ chỉ thị hợp lý, khách hàng nên nhờ sự tư vấn của các công ty chuyên cung cấp thiết bị cân điện tử.
Lựa chọn bảng Led ngoài trời cho lái xe nhìn:
Loại 5 inch cho góc nhìn rộng rõ nét và xa nhất.
Lựa chọn giá cả cân:
Như chúng tôi đã phân tích ở trên : Giá khung bàn cân ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành trạm cân ( khoảng 1/2 giá thành trạm cân ô tô ), mà trong giá thành khung bàn cân thì giá trị sắt thép chiếm tới trên 80 % nên thay đổi kết cấu bàn cân sẽ làm thay đổi hẳn giá thành cân.
Hai chiếc cân ô tô của 2 nhà sản xuất khác nhau vừa lắp đặt xong thì đều đạt tiêu chuẩn để kiểm định và trong thời gian còn bảo hành thường ít gặp những hư hỏng đáng tiếc, nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ tách dần chiếc cân tốt và chiếc cân không tốt. Ngoài việc mất thời gian chờ đợi sửa chữa , thay thế thì chi phí sửa chữa nhiều khi còn lớn hơn cả chi phí " tiết kiệm được " lúc ban đầu.
Do vậy có thể nói : giá thấp hơn chưa chắc đã là giá rẻ, giá cao hơn cũng không phải là giá đắt và cũng không có nghĩa là bỏ nhiều tiền hơn mà sẽ có sản phẩm tốt hơn. Với những tư vấn, gợi ý mà tập thể cán bộ nhân viên Cân Tân Phát nêu trên, kính mong quý khách hàng tìm được chững chiếc cân phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Hãy lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và quy mô thực tế nhất về cơ sở vật chất, nhân lực và đặc biệt có trình độ kiến thức sâu, rộng trong nghề.
Chúc quý khách hàng dồi dào Sức Khỏe - Thành Công - Hạnh Phúc
|